Cách làm tan máu bầm ở mắt nhanh nhất

Cách làm tan máu bầm ở mắt nhanh nhất

Để điều trị tình trạng máu bầm ở mắt một cách hiệu quả và nhanh nhất thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé.

Máu bầm ở mắt là gì?

Máu bầm ở mắt là khi ta soi gương ta có thể quan sát được tại một vị trí quanh mí mắt hoặc mí mắt có hiện tượng tụ máu, bầm tím lên.

Nhũng vết bầm tím này có thể chỉ xuất hiện cục bộ tại một vài vị trí nhất định hoặc cũng có thể là bầm tím toàn bộ khu vực mí mắt ở mức độ đậm nhạt khác nhau.

Tụ máu bầm ở mắt
Tụ máu bầm ở mắt

Hiện tượng máu bầm ở mí mắt hoặc quanh khu vực mắt đôi khi còn kèm theo biểu hiệu sưng nề, khó chịu và đau nhức vùng mắt. Nếu tình trạng chuyển biến xấu, nặng hơn và xuất hiên các triệu chứng như: thị lực có xu hướng thay đổi hoặc có thể xuất hiện cơn đau nhức ở mắt liên tục thì nên đến bác sĩ chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt để được áp dụng các phương pháp điều trị sớm nhất.

Tuy nhiên đối với những trường hợp nhẹ thì có thể tự xoa dịu vết thương bằng nhiều cách tại nhà đơn giản và hiệu quả.

Nguyên nhân gây tụ máu bầm ở mắt

Hiện tượng mắt bị tụ máu bầm là do các mạch máu tại xung quanh khu vực mắt bị tổn thương hoặc bị vỡ do ngoại lực mạnh tác động vào, hoặc cũng có thể do tiểu phẫu hoặc phẫu thuật thẩm mỹ vùng mắt như cắt mí, bấm mí, bóc mỡ mắt,…. Khi xảy ra tình trạng này không chỉ làm mất tính thẩm mỹ của mắt mà còn khiến cho cả khuôn mặt mất thẩm mỹ, khó coi, đồng thời gây cảm giác khó chịu cho mắt, bất tiện và làm cản trở khả năng quan sát của chính những người bị tụ máu bầm ở mắt.

Ngoài ra do thiếu vitamin C, thiếu yếu tố đông máu XIII, thiếu vitamin K, chấn thương vùng mắt, chấn thương vùng đầu mặt, hắt hơi hoặc ho quá mạnh, tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch vùng đầu mặt trong đó có mắt như xì mũi, gắng sức do mang vác, cố sức rặn đẻ, hoặc cũng có thể do viêm kết mạc, do có tác động mạnh đến vùng mắt, bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu cho các bệnh tim mạch như thuốc Aspirin hoặc Warfarin, hoặc cũng có thể là do tai biến sau khi lặn sâu, lặn biển kèm với quá trình giảm áp hay tăng áp đột ngột của đường thở.

Phương pháp điều trị tan máu bầm ở mắt nhanh nhất

  • Điều trị tan máu bầm ở mắt bằng cách chườm lạnh và chườm nóng: bạn có thể dùng túi chườm lạnh hoặc khăn mềm sau đó bỏ đá vào trong, chườm từ 1-2 ngày để giảm sưng, bầm. Bởi khi chườm là các hơi lạnh sẽ làm co các tế bào và ức chế xuất huyết, nhờ vậy mà làm giảm tình trạng máu bầm ở mắt, đồng thời tạo cho ta cảm giác thư giãn, thoải mái hơn và không còn cảm giác khó chịu ở vùng mắt nữa.

Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau chấn thương trở đi có thể chườm ấm để giảm tình trạng máu bầm mí mắt.             Chúng ta dùng khăn bông mềm ngâm vào chậu có nước nóng, sau vắt khô khăn và gấp khăn làm bốn rồi nhẹ             nhàng áp lên mắt, mỗi lần chườm từ 5-15p. Hơi nóng có tác dụng đánh tan máu bầm tím tích tụ ở mí mắt một            cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

  • Massage nhẹ nhàng: để máu bầm ở mắt tiêu đi thì massage cũng là một cách khá hiệu quả. Trong quá trình massage vùng mắt sẽ được làm ấm lên và qua đó sẽ xoa dịu được cơn đau nhức bằng cách tăng cường lưu thông máu đến khu vực mắt và àm tan máu bầm. Mỗi ngày nên massage vùng mắt khoản 3 lần, vào lúc rảnh rỗi và trước khi đi ngủ. Massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ và làm chiều ngược lại. Khi massage thì miết nhẹ nhàng từ mí mắt trên sang hướng thái sau đó là mí mắt dưới sang hướng thái dương. Nếu đã massage một vài ngày mà tình trạng sưng chưa thuyên giảm đáng kể và người bệnh cảm thấy đau thì không nên áp dụng phương pháp này.
Cách điều trị tụ máu bầm ở mắt
Cách điều trị tụ máu bầm ở mắt
  • Sử dụng quả trứng gà luộc: cho quả trứng gà vào luộc rồi bóc vỏ, để 1 lúc cho nguội bớt rồi lăn qua lăn lại tại vùng bị bầm tím cho đến khi trứng nguội hẳn thì thôi. Đây là cách làm đơn giản nhất tại nhà mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng. Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần sẽ cho người bệnh kết quả rõ nhất.
  • Dùng các vitamin nhóm C: vitamin nhóm C ngoài tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da ra thì nó còn có tác dụng rất thần kỳ với tình trạng bầm tím ở mắt hoặc các vị trí khác trên cơ thể. Khi mắt bị máu bầm thì người bệnh nên tăng cường bổ sung vitamin C cho cơ thể thông qua những loại hoa quả như: bưởi, cam, quýt, ổi, dâu tây hoặc những rau có màu xanh đậm.
  • Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể uống nước dứa hoặc ăn đu đủ. Ttrong 2 loại quả này có chứa enzyme Bromelain, enzyme này có khả năng phá vỡ các protein – nguyên nhân gây tắc nghẽn mãu ở các mô, dịch nên có tác dụng làm giảm tình trạng bấm tím. Có thể ép nước uống hoặc ăn trực tiếp.
  • Dùng nước ép bắp cải: trong bắp cái có chất kháng viêm nên nó có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong việc làm tan máu bầm ở quanh vùng mắt. Lấy một nắm cải bắp rồi cho vào xay nát vắt lấy nước cốt, dùng tăm bông thấm nước ép đó vào vùng mắt đang bị bầm tím, mỗi ngày làm khoảng 3-5 lần, làm khoảng vài ngày là tình trạng bầm tím tan dần.
  • Dùng mặt nạ khoai tây: rửa sạch khoai tây sau đó gọt vỏ và thái thành lát mỏng rồ đắp lên vùng mí mắt bị tụ máu bầm. Mỗi ngày thực hiện khoảng 2-3 lần, thực hiện như vậy khoảng vài ngày là tình trạng tụ máu bầm tan dần.
  • Đối với trường hợp nặng thì nên đi khám chuyên khoa và dùng thuốc theo đơn bác sĩ kê. Thông thường sau phẫu thuật cắt mí hoặc lấy mỡ, bấm mí thì bác sĩ sẽ kê thuốc uống và bôi trong khoảng 1 tuần. Nếu hiện tượng bầm tím không cải thiện sau khi đã dùng thuốc theo bác sĩ kê đơn thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại.
  • Còn đối với những trường hợp bị tụ máu bầm ở trong mắt thì người bệnh có thể mua Rutin và uống nước cam khoảng 3-5 ngày là khỏi.

Đối với những trường hợp đã áp dụng các cách trên, kể cả thuốc nhưng tình trạng mắt có những biểu hiện như: sắc tố xanh tím ở vết bầm có dấu hiệu nặng hơn, cảm thấy ở vùng mắt đau nhức nhiều, tình trạng sưng đỏ nặng hơn, tầm nhìn mờ hơn, hay bị hoa mắt, đỏ mắt, thường xuyên nhức đầu chóng mặt thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được kiểm tra và can thiệp sớm nhất có thể.

Tụ máu bầm ở mắt khoảng bao lâu thì hết

Thông thường những vết bầm tím xung quanh khi vực mắt sẽ giảm sau khoảng 3-5 ngày và sau khoảng 2 tuần thì hết hoàn toàn. Trong thời gian này thì màu sắc chỗ mắt bị bầm sẽ có những chuyển biến khác nhau như:

  • Tại thời điểm mắt bị chấn thương do va chạm hoặc do tiểu phẫu thẩm mỹ mắt thì máu bắt đầu tích lũy tại khu vực xung quanh vết thương khiến nó trở nên sưng đỏ lên.
  • Trong 1-2 ngày đầu sau khi xuất hiện vết thương thì huyết sắc tố hemoglobin trong hồng cầu vỡ ra khiến vùng da xung quanh vết thương sẽ từ đỏ chuyển dần sang màu xanh tím và kèm theo triệu chứng hơi nhức mắt.
  • Từ ngày thứ 3 trở đi sau khi có vết thương lúc này cơ thể bắt đầu khôi phục và nó sẽ tự dọn dẹp phần máu tích tụ quanh vùng mắt. Chính vì vậy mà tình trạng đau nhức giảm đi và da chỗ vết thương chuyển từ xanh tím thành vàng lục.
  • Từ trên 7 trở đi thì vết thâm chuyển từ màu vàng lục sang màu nâu nhạt.
  • Từ sau ngày thứ 14 thì tình trạng tụ máu bầm quanh vùng mắt hết hoàn toàn.

Thời gian điều trị tụ máu bầm ở mắt thường kéo dài khoảng 2 tuần. Tuy nhiên cũng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn còn do các yếu tố như: nếu vết thương bị tổn thương quá nhiều thì cần nhiều thời gian để hồi phục hơn; tuổi tác càng trẻ thì độ hồi phục càng nhanh; sức khỏe tốt thì độ hồi phục cũng nhanh; tùy theo cơ địa của mỗi người mà sự hồi phục nhanh chậm khác nhau; bên cạnh đó người bệnh đã thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng tụ máu bầm ở mắt hồi phục nhanh hay chậm.

Một số lưu ý cần biết để hỗ trợ vùng mắt nhanh hồi phục

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho mắt. dùng tawmboong và nước muối sinh lý để vừa vệ sinh vùng mắt, vừa giúp sát khuẩn để tránh viêm nhiễm vùng mắt hiệu quả nhất. Thấm tăm bông vào nước muối sinh lý và lau nhẹ vùng mắt 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối.
  • Giữ cao đầu: vươn cao đầu có khả năng trợ giúp máu ở mắt lưu thông về vùng tim tốt hơn, thay vì bị dồn lại ở khu vực xung quanh vết thương.
  • Không chèn ép hoặc tạo áp lực cho mắt: khi chườm kể cả chườm nóng hay chườm lạnh cũng không nên ấn, đè mạnh khăn hoặc túi chườm lên chỗ bầm tím mà chỉ di chuyển nhẹ nhàng giống như phương pháp massage.
  • Nghỉ ngơi và thư giãn: trong thời gian bị tụ máu bầm ở quanh vùng mắt thì người bệnh không nên chơi thể thao, tập gym vì như vậy có thể sẽ khiến tình trạng bầm tím trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tránh các va chạm mạnh đến vùng mắt như: nắn bóp, dụi mắt.
  • Tuân theo chế độ chăm sóc mà bác sĩ trực tiếp khám đã căn dặn để có kết quả tốt nhất.

Trên đây là một số chia sẻ về cách làm tan tụ máu bầm ở mắt mà chúng ta cần biết để phòng và tránh những rủi ro không đáng có xảy ra.

Tags:

Share This Post

Post Comment