Cách cho trẻ sơ sinh bú không bị sặc

Cách cho trẻ sơ sinh bú không bị sặc

Lâu nay hầu hết các bà mẹ sau sinh ai cũng nghĩ cách cho con bú là điều hết sức đơn giản. Tuy nhiên trên thực tế thì hành động đó là theo bản năng nên bất cứ bà mẹ nào cũng biết cách cho con bú. Nhưng vấn đề làm sao để biết được tư thế cho con bú như thế nào là đúng cách và cách cho con bú như thế nào để con không bị sặc sữa thì lại ít người biết. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

Sặc sữa là gì?

Sặc sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ sơ sinh bị sực sữa mà người mẹ không biết cách xử lý thì sữa có thể bị lọt vào đường thở khiến trẻ bị ngưng thở, co giật, người tím tái, rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Chính vì vậy các cha mẹ phải biết cách phòng tránh sặc sữa cho bé.

Cách cho trẻ bú để không bị sặc sữa
Cách cho trẻ bú để không bị sặc sữa

Nguyên nhân gây sặc sữa ở trẻ

Sặc sữa là một tai nạn thường gặp trong nhi khoa, kể cả ở những nước tiên tiến chứ không chỉ riêng nước ta. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sặc sữa:

  • Do người mẹ cho trẻ bú không đúng tư thế, khi trẻ đang khóc, cười hoặc ho ép trẻ bú. Tư thế bú đúng là nên bế trẻ cao đầu, tư thế thoải mái. Trường hợp mẹ cho bé nằm bú trong tình trạng gập cổ hoặc cổ ngửa quá sẽ khiến trẻ rất dễ bị sặc sữa. Khi trẻ đang khóc thì người mẹ thường hay sốt ruột mà nhanh chóng ấn ngay núm vú vào miệng trẻ để trẻ khong khóc, nhưng hành động này sẽ khiến trẻ bị sặc sữa ngay.
  • Do núm vú cao su bị đục lỗ thông quá lơn khiến sữa chảy nhanh làm trẻ không nuốt kịp cũng gây ra sặc sữa.
  • Cho trẻ bú trong tình trạng trẻ đang mơ màng ngủ. Tức là con đang bú nhưng cơ thể đã bắt đầu chuyển dần sang trạng thái ngủ, lúc này sữa mẹ vẫn chảy nhưng trẻ không nhuốt mà chỉ ngậm trong miệng. Khi trẻ thở nhanh có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quả và gây ra tình trạng sặc.
  • Di nguồn sữa mẹ nhiều, sữa trào ra với dòng chảy lớn khiến trẻ nhuốt không kịp.
  • Khi trẻ bị để đói nên khi khi được ti thường bú vội vàng hoặc có thể bị ho hoặc trẻ cười bất chợt khiến trẻ cũng bị sặc.
  • Khi trẻ được khoảng 3-4 tháng tuổi, lúc này trẻ bắt đầu hóng chuyện và thường chú ý đến mọi người xung quanh chúng. Nên khi trẻ đang bú mà mẹ vừa nói chuyện vừa vui đùa với trẻ thì rất có thể khiến trẻ dễ bị sặc sữa.
  • Bình sữa để xa miệng trẻ khiến trẻ ngậm không kín, hoặc bình sữa không đủ cao. Khi trẻ bú sẽ nuốt nhiều hơi dẫn đến chướng bụng và nôn sau khi bú.
  • Ép trẻ bú quá nhiều dẫn đến tình trạng trẻ bị trớ sữa. Hoặc có thể do mẹ bóp mũi cho trẻ há miệng ra để đổ sữa, bột vào miệng trẻ cũng khiến trẻ bị sặc.
  • Ngay sau khi bú đã đặt trẻ nằm.
  • Không thường xuyên theo dõi trẻ sau khi bú nên có rất nhiều trường hợp trẻ bị tử vong do sặc sữa mà cha mẹ không biết, đến lúc phát hiện ra thì quá muộn.

Sặc sữa thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh do dạ dày của các bé còn nằm ngang, góc giữa dạ dày và thực quản vẫn là góc tù chưa tạo thành góc nhọn để đóng vai trò ngăn ngừa dòng trào ngược khi dạ dày căng to. Khi trẻ bị sặc sữa, sữa sẽ trào lên nhiều gây kích ứng mũi đồng thời mũi sẽ bị đau nhức khiến cho trẻ thấy khó chịu và quấy khóc. Khi bị sặc, sữa đi vào đường hô hấp gây ngạt thở và dẫn đến tử vong hoặc không cũng để lại các di chứng nguy hiểm như xuất huyết não, chết não,…, tim ngừng đập, viêm phổi do khi hít phải thức ăn , vi trùng đường ruột được đưa lên phổi gây ra viêm phổi.

Cách cho trẻ sơ sinh bú không bị sặc

Đối với các mẹ mới sinh lần đầu tiên thì khá bỡ ngỡ về việc này, nhiều mẹ còn không biết cách cho con ti làm sao để không bị sặc sữa. Tưởng đơn giản nhưng lại không đơn giản các mẹ nhé.

  • Giữ trẻ: khi cho trẻ bú thì mẹ hãy đỡ trẻ để bé hoàn toàn hướng về phía mình. Sau đó nâng cằm bé chạm vào ngực, mũi không bị chặn và đầu trẻ hơi ngả về sau.
  • Khuyến khích trẻ há miệng: lúc cho trẻ bú thì mẹ áp cằm bé vào ngực mẹ, chà xát môi trên và mũi bằng múm vú để kích thích trẻ mở rộng miệng.
  • Ngậm núm vú: khi trẻ đã mở rộng miệng thì mẹ hướng núm vú về vòm miệng của trẻ. Lúc này bé sẽ ngậm núm và hết phần sẫm mầu quanh núm vú trong miệng trẻ.
  • Kiểm tra tư thế ngậm núm của trẻ: khi cho trẻ bú thì người mẹ luôn nghĩ về cảm giác trẻ bắt đầu ti: có đau không? Kéo con gần một chút thì sao và có còn đau không? Nếu mẹ vẫn còn cảm giác đau thì mẹ nhẹ nhàng đưa trẻ ra và bắt đầu lại các động tác đó. Trẻ sẽ lấy sữa nhờ sự kết hợp của động tác mút và tạo áp suất ngậm trọng miệng của trẻ. Khi sữa bắt đầu chảy mẹ sẽ thấy động tác mút hoặc nuốt của trẻ nhịp nhàng hơn.
  • Tiếp tục cho trẻ bú: thường thì sẽ sẽ mút nhanh lúc đầu và về sau chậm dần. Trẻ thường sẽ ngủ quên trước khi trẻ bú no. Hành động thay tã cho trẻ trong lúc bú sẽ có tác dụng nhắc nhở trẻ chưa bú xong để trẻ tiếp tục mút.
  • Kết thúc quá trình bú: thường thì trẻ sẽ tự ngưng bú và nhả bú ra. Khi trẻ đã bú đủ, mẹ muốn ngưng cho trẻ bú thì mẹ có thể nhẹ nhàng thò ngòn út và khóe miệng của bé để làm ngưng động tác mút của bé. Động tác này sẽ giúp mẹ kiểm tra được xem bé còn đói hay không. Nếu bé chưa no thì bé sẽ mút tiếp và ngược lại.
  • Khi trẻ đã bú xong thì cả mẹ và bé đều có thể sẵn sàng cho giấc ngủ ngon. Trẻ sơ sinh có thể bú khoảng 1 tiếng cho mỗi lần bú. Nhưng khi trẻ lơn hơn thì trẻ có thể thỏa mãn cơn đói của mình chỉ trong khoảng 10p vì lúc này độ mút của bé mạnh hơn. Đối với những e bé có thời kỳ quấy khóc và trong thời gian này bé có thể muốn được bú nhiều lần hay ít lần hơn bình thường. Điều quan trong nhất vẫn là cách cho bé bú đúng cách. 

Tư thế bú đúng cách:

  • Kiểu bú ngang: có nhiều tư thế để cho con bú mà các mẹ có thể lựa chọn. Tuy nhiên trong đó tư thế bế ngang là tư thế phù hợp nhất vào những ngày đầu cho con bú đúng cách. Lúc này mẹ có thể ngồi thoải mái trên ghế có chỗ để tay để cho co bú cho đỡ mỏi. Khi bé nằm ngang, cong người lại và xuôi theo chiều cánh tay đỡ của mẹ. Cả thân hình và phần đầu của trẻ nằm trong lòng bàn tay, cánh tay của mẹ. Mẹ tránh gập hoặc duỗi thẳng người bé quá mức.
  • Kiểu ru ngủ: cánh tay của mẹ đỡ đầu con trùng với chiều của bên ngực cho con bú. Khi cho trẻ bú mẹ nên ngồi thoải mái trên ghế có tay vịn để đầu của con vào khuỷu tay của mẹ, mẹ cũng có thể đặt 1 cái gối mỏng ở cánh tay để hỗ trợ. Đây là cách bế trẻ sơ sinh cho bú đúng cách mà nhiều mẹ áp dụng nhất.
Cách phòng tránh sặc sữa ở trẻ
Cách phòng tránh sặc sữa ở trẻ
  • Đối với mẹ sinh mổ: khi cho trẻ bú thì mẹ nên giữ con ở một bên ngực của mẹ sao cho khuỷu tay mẹ gập lại làm điểm tựa, lòng bàn tay của mẹ mở ra giữ đầu và cổ của bé hướng vào ngực của mẹ, để thoải mái hơn thì hãy đặt một chiếc gối vào lòng mẹ.
  • Cách nằm cho trẻ bú: khi cho trẻ bú mẹ nằm nghiêng một bên, hướng mặt bé vào ngực mẹ. Khi bé đã ngậm vú đúng cách thì mẹ hãy kê gối lên đầu để tạo tư thế thoải mái hơn cho bé khi bú.

  Một số lưu ý để cho trẻ bú không bị sặc

  • Đặt con nằm trọn vào lòng của người mẹ
  • Cho con nằm nghiêng khoảng 30-45 độ so với lưng mẹ. Mẹ tuyệt đối không cho trẻ bú trong tư thế nằm ngửa hoặc khi bé đang ngủ. Như vậy rất dễ gây sặc cho con.
  • Khi con con bú thì mẹ cho con ngậm hết quâng ti, đầu con hơi ngửa, lưỡi và môi dưới của con đặt dưới đầu ti mẹ.
  • Mẹ đặt ngón tay cái và ngón trỏ kẹp đầu ti ở giữa để kiểm soát dòng sữa. Đối với trẻ bú bình thì mẹ nên chọn bình có miếng chạn sữa để đảm bảo lưỡng sữa cho trẻ không bị ra quá nhiều so với sức mút của trẻ.

Cách xử trí khi trẻ bị sặc sữa

Khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa, ngay lúc phát hiện ra tình trạng của con thì mẹ nhanh chóng xử trí theo hướng sau:

  • Dùng miệng làm thông đường thở: khi trẻ bị sặc sữa thì mẹ nhanh chóng dùng miệng để hút hết sữa trong mũi, miệng của con ra ngoài càng nhanh càng tốt. Mẹ nên hút miệng trước, mũi hút sau. Khi trẻ đã bị sặc mà mẹ chậm trễ thì sữa sẽ lọt vào khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp, điều này dễ khiến trẻ ngưng thở.
  • Ấn ngực, vỗ lưng: khi trẻ bị sặc sữa thì mẹ lấy một tay đỡ ngực trẻ, dùng lòng bàn tay còn lại vỗ 5 cái vào vị trí chính giữa hai xương bả vai của lưng trẻ, nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để giúp sữa trào ra ngoài. Nếu thấy trẻ khó thở, người tím tái thì mẹ hãy đặt trẻ nằm ngửa trên giường và dùng ngón trơ và ngón giữa đột ngột ấn một lực lên xương ức của trẻ, có thể lặp đi lặp lại cho đến khi thấy con thở bình thường hết sặc sữa. Đối với trẻ bị sặc sữa đã một thời gian khiến trẻ có biểu hiện ngưng thở thì mẹ có thể kết hợp cả 2 biện pháp trên và thổi ngạt để trẻ thở lại được.

Sau khi đã sơ cưu xong, mẹ hãy vỗ mông hoặc đùi của trẻ để kích thích trẻ tỉnh táo hơn, đồng thời cũng giúp bé khóc và thở được. Rồi nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở ý tế gần nhất để được hỗ trợ. Tuyệt đối không được đưa trẻ đi khi trẻ chưa thở được. Vì khi não thiếu oxy chỉ trong vài phút sẽ không thể hồi phục được.

Đề phòng sặc sữa ở trẻ sơ sinh

  • Cho trẻ bú ở tư thế cao đầu hoặc đặt trẻ vào ghế nửa nằm nửa ngồi. Tuyệt đối không nên để trẻ nằm thẳng đầu. Nếu trẻ bị ngạt mũi thì mẹ hãy hút đờm trong mũi và miệng cho trẻ trước khi cho con chú.
  • Bình sữa luôn dốc cao để tránh ứ khí trong bình.
  • Đối với trẻ bị viêm đường hô hấp trên thì mẹ hãy cho trẻ bú từ từ ( không đục lỗ to quá ở núm vú cao su đối với trẻ bú bình), khi cho trẻ bú mà trẻ nuốt sữa không kịp thì phải ngưng ngay.
  • Sau khi trẻ bú xong thì mẹ phải bế trẻ ít nhất 15p và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để cho trể ợ hơi.
  • Không cho trẻ nằm sấp hoặc mặt quay vào tường, cha mẹ thường xuyên theo dõi giấc ngủ của trẻ.
  • Không cho trẻ nằm trong môi trường quá lạnh hoặc quá nóng để tránh rối loạn nhịp thở.
  • Nếu trẻ bị viêm phổi nặng hoặc bệnh tim thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc cho con bú.
  • Hạn chế tối đa cho trẻ vừa bú vừa ngủ. Hãy để con ngủ đủ giấc, khi nào con thức dậy thì mẹ hãy cho con bú.
  • Khi đang cho con bú thì mẹ hạn chế cười đùa với trẻ bởi điều này sẽ khiến bé cười và dẫn đến sặc sữa.

Trên đây là những chia sẻ về các kiến thức về hiện tượng sặc sữa cũng như những nguy hại mà khi trẻ bị sặc sữa để các mẹ biết cách phòng tránh và có chút kinh nghiệm chăm sóc con yêu của mình.

 

Tags:

Share This Post

Post Comment